Thức khuya thủ phạm gây đau dạ dày, phòng ngừa và cải thiện!
Thói quen sinh hoạt, làm việc, vui chơi về đêm ngày càng phổ biến khiến cơ thể bị huỷ hoại nhanh chóng, thần kinh suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng, sa sút tinh thần và các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy thức khuya có gây đau dạ dày, phòng ngừa và cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để được giải đáp!
Thức khuya có gây đau dạ dày không?
Thức khuya có gây đau dạ dày không? Chắc chắn là “Có”, sau đây là một số lý do dẫn tới đau dạ dày khi thức khuya:
Tăng acid dịch vị
Đêm là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi. Khi đó, cơ quan trong hệ tiêu hóa cũng hoạt động ít hơn, các tế bào niêm mạc dạ dày cũng cần nghỉ ngơi phục hồi tái tạo lại. Tuy nhiên, nếu bạn thức khuya, não bộ hoạt động điều khiển các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả hệ tiêu hóa, dạ dày vẫn hoạt động và không ngừng tăng tiết nhiều acid dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây trào ngược dạ dày, thậm chí còn dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Tăng áp lực lên hệ tiêu hóa
Như chia sẻ ở trên, thức khuya sẽ khiến dạ dày tăng tiết acid dịch vị. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy đói bụng, cồn cào, khó chịu. Khi đó, bạn sẽ ăn uống để chống lại cơn đói khiến hệ tiêu hóa lại phải tiếp tục làm việc, không được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động.
Ngoài ra, sử dụng những đồ ăn nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, bia, rượu, nước ngọt, chất kích thích cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, viêm niêm mạc dạ dày và có thể gây ra một loạt bệnh lý nguy hiểm: huyết áp cao, thừa cân béo phì, tim mạch…
Thức khuya không chỉ gây ảnh hưởng đến dạ dày đau dạ dày và hệ tiêu hóa, nó còn kéo theo một số ảnh hưởng khác:
- Gây suy giảm trí nhớ
- Rối loạn nội tiết
- Lão hóa da
- Giảm thị lực
- Một số bệnh lý khác: tiểu đường, rối loạn chuyển hóa…
Tăng hoạt động của hại khuẩn
Thức khuya gây xáo trộn đồng hồ sinh lý học của vi khuẩn đường ruột. Cụ thể, từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau là khoảng thời gian cơ thể sản sinh ra nhiều hormone cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Khi thức khuya sẽ cản trở quá trình tiết ra hormone, từ đó hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, vi khuẩn, virus có hại dễ tấn công cơ thể, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) tăng nhanh số lượng., người bệnh không kiểm soát tốt, chúng có thể gây đau dạ dày, viêm loét hoặc ung thư dạ dày bằng cách vô hiệu hóa một phần hệ miễn dịch liên quan đến viêm. Đây cũng là lý do nhiều người có thói quen thức đêm dễ mắc đau dạ dày.
Phương pháp điều trị đau dạ dày do thức khuya
Để điều trị đau dạ dày do thức khuya, một số phương pháp được sử dụng:
Sử dụng thuốc
Một số thuốc điều trị đau dạ dày , người bệnh có thể tham khảo:
- Thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày: Famotidin, Nizatidin
- Thuốc trung hòa acid dịch vị: Phosphalugel, Gastropulgite
- Thuốc ức chế Proton: Lansoprazol, Omeprazol
- Thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin: Cimetidin, Ranitidin:
- Thuốc diệt khuẩn HP khi nội soi thấy vi khuẩn HP trong dạ dày.
- Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thuốc an thần Diazepam, thuốc giảm đau, thuốc giảm co thắt.
☛ Chi tiết: Thuốc trị đau dạ dày hiệu quả!
Chế độ ăn uống khoa học
Song song với việc dùng thuốc điều trị, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học theo gợi ý:
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
- Nên ăn chậm, nhai kĩ, tránh vừa ăn vừa nói
- Tránh ăn các loại thực phẩm sống, tái và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ chiên rán, lên men…
- Tránh các loại nước ngọt có ga, cafein, có cồn, chất kích thích.
- Không nên ăn quá no, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa,
- Không nằm ngay sau khi ăn no, nên ngồi hoặc vận động đi lại nhẹ nhàng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau dạ dày nên ăn gì?
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh là yếu tố không thể thiếu giúp cải thiện bệnh đau dạ dày, một số thói quen cần duy trì:
- Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya, cố gắng ngủ từ 7-8 tiếng/ ngày,
- Tránh làm việc quá sức, nên sắp xếp thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi điều độ hợp lý để loại bỏ căng thẳng thần kinh kéo dài.
- Từ bỏ thói quen ăn đêm để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa,
- Nên duy trì cân nặng vừa phải, tránh thừa cân béo phì,
- Nên có thói quen tập luyện thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, có thể lựa chọn một số bài tập như đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,… Những hoạt động này sẽ khiến cơ thể dẻo dai và máu được lưu thông tốt hơn giúp cơ thể thoải mái, có giấc ngủ ngon hơn.
Cách ngủ để phòng ngừa, cải thiện đau dạ dày
Để phòng ngừa đau dạ dày do thức khuya gây ra thì việc tiến hành đi ngủ đúng giờ, đủ giấc là một khuyến cáo cần thiết, nó không chỉ giúp bảo vệ dạ dày mà việc ngủ đúng giờ còn giúp các cơ quan gan, thận… không bị xâm hại.
Thực hiện đều đặn một số thói quen
Việc duy trì thói quen hằng ngày sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ ngon hơn, bạn có thể duy trì một số thói quen dưới đây:
- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm thư giãn giúp giảm nhiệt độ trong cơ thể, đánh bay căng thẳng giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Đọc một cuốn sách: Đọc sách vừa giúp bạn thư giãn và tạo cảm giác buồn ngủ nhanh hơn.
- Nghe nhạc du dương: Những bản nhạc du dương, êm nhẹ giúp bạn thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
- Viết nhật ký: Những căng thẳng khiến bạn khó ngủ, thức đêm. Bạn hãy ghi chép lại vào nhật ký sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Thiền: Ngồi thiền trước giờ đi ngủ có thể giúp bạn giảm lo lắng, tinh thần thoải mái, hạn chế rối loạn giấc ngủ.
Điều chỉnh ánh sáng
Ánh sáng gây kích thích thị giác, khiến bạn trằn trọc khó ngủ. Để dễ ngủ, bạn nên bật đèn ngủ, che tất cả các ánh sáng trong phòng ngủ: ánh sáng tự nhiên, ánh sáng thiết bị điện tử hoặc bạn có thể dùng băng che mắt để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Duy trì khung giờ ngủ nhất định
Để dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn, bạn nên duy trì giấc ngủ vào một khung giờ cố định mỗi tối và thức dậy vào thời gian cố định mỗi sáng. Điều này giúp bạn hình thành thói quen của đồng hồ sinh học trong cơ thể hoạt động ổn định, giảm thiểu tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Vận động thể thao
Vận động thể thao có thể giúp xương khớp hoạt động tốt, lưu thông máu và làm tăng nhịp tim giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Vận động khiến bạn mệt mỏi nhưng giúp giảm căng thẳng và gây ra buồn ngủ sau đó. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện cách giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng hoặc tập vào chiều tối chứ không nên tập sát giờ đi ngủ.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Phòng ngủ thoáng mát, dễ chịu khiến bạn dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh, nếu khí hậu ấm áp, bạn có thể dùng quạt và sử dụng quần quần áo mát mẻ. Theo khuyến cáo, nhiệt độ lạnh một chút (16 – 20 độ C) sẽ giúp bạn ngủ ngon.
Hạn chế âm thanh
Sử dụng tiếng ồn trắng có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp lại thích hợp với không gian yên tĩnh. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nút bịt tai để chặn những âm thanh quấy nhiễu kể cả các tiếng ồn nhỏ như quạt hay tiếng gió xào xạc
Tư thế ngủ phù hợp
Mỗi người đều có một tư thế ngủ ưa thích, để giấc ngủ ngon, bạn nên chọn cho bản thân tư thế ngủ giúp cơ thể thoải mái nhất. Khi ngủ, tốt nhất bạn không nên kê gối ngủ quá cao hoặc quá thấp, tránh nằm sấp. Nếu bạn ưa thích thói quen nằm nghiêng, nên đặt một chiếc gối mềm hoặc khăn cuộn ở giữa hai đầu gối để giữ hông ở vị trí cân bằng. Nếu nằm mãi một tư thế không ngủ được, bạn nên trở mình sang tư thế khác để giúp cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.
Uống trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc như bạc hà, hoa cúc, tam thất, hạt sen đều có tác dụng an thần, giúp cơ thể thư giãn, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu muốn dễ ngủ, ngủ ngon hơn, nên uống 1 cốc trà thảo mộc trước khi đi ngủ 1- 2 tiếng. Tuy nhiên, một số trường hợp uống nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ sẽ khiến gián đoạn giấc ngủ vì phải đi tiểu đêm.
Hạn chế tối đa cafe
Cà phê giúp có tác dụng thích hệ thần kinh trung ương giúp bạn tỉnh táo, tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, với những trường hợp khó ngủ, mất ngủ nên hạn chế uống cafe. Nếu uống, tốt nhất nên cách giờ đi ngủ khoảng 8 tiếng, vì cafein trong cà phê phải mất ít nhất 8 tiếng mới đào thải ra ngoài. Nếu chúng còn tồn tại trong cơ thể có thể gây tỉnh hoặc khó đi vào giấc ngủ.