Phân loại mức độ viêm xung huyết hang vị dạ dày & cách điều trị
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ thường gây ra triệu chứng đầy bụng, đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua… Các triệu chứng này không được điều trị kịp thời có thể tiến triển sang các mức độ nặng hơn gây chảy máu, thủng hang vị, thậm chí là ung thư dạ dày gây tử vong. Trong bài viết dưới đây, Dạ Dày Happy sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin hữu ích về các mức độ viêm xung huyết hang vị dạ dày và cách điều trị hiệu quả nhé.
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày hay xuất huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm tấy khiến cho các mạch máu tại niêm mạc giãn nở. Tình trạng viêm xung huyết hang vị không được điều trị kịp thời và đúng hướng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết hang vị dạ dày, thủng dạ dày, nặng hơn nữa là ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo bác sĩ chuyên khoa, viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể do các nguyên nhân dưới đây:
- Do nhiễm khuẩn Hp: Nguyên nhân chính của viêm xung huyết hang vị dạ dày là do vi khuẩn Hp. Chúng xâm nhập vào dạ dày, tiết ra độc tố gây viêm xung huyết hang vị.
- Lạm dụng bia, rượu, chất kích thích: Lượng cồn trong bia, rượu sẽ bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng tiết dịch vị acid dư thừa gây xuất huyết niêm mạc dạ dày.
- Thói quen ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, ăn quá no, quá đói gây áp lực cho dạ dày khiến dạ dày tăng tiết acid dịch vị gây tổn thương hang vị dạ dày.
- Lạm dụng thuốc: Do dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm steroid hoặc các loại thuốc khác trong thời gian dài khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét và xung huyết trầm trọng.
- Nhiễm nấm Candida: Candida là loại nấm có khả năng gây xuất huyết dạ dày, chúng có thể xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu để gây bệnh.
- Căng thẳng – Stress: Stress căng thẳng gây tăng tiết cortiso, giảm chức năng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc và gây tăng tiết dịch vị acid dư thừa.
- Mất ngủ: Mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc khiến dạ dày tăng tiết acid trong dịch vị, co bóp ngay cả khi không có thức ăn. Vì vậy, acid dễ dàng bào mòn niêm mạc dạ dày vùng hang vị, lâu ngày gây ra viêm xung huyết hang vị.
Phân cấp độ viêm xung huyết hang vị dạ dày theo triệu chứng
Viêm xung huyết hang vị dạ dày được chia thành 3 cấp độ: Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ, viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa, viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nặng. Dưới đây là phân tích cụ thể từng cấp độ:
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm với triệu chứng nhẹ. Thông thường, viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ ít gây biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau nhức khó chịu vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ăn không ngon, suy nhược cơ thể.
Các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa khác nên người bệnh dễ chủ quan không thăm khám đến khi phát hiện ra bệnh đã ở mức độ nặng hơn.
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa
Nếu ở mức độ nhẹ, viêm xung huyết hang vị dạ dày chưa có dấu hiệu rõ ràng thì sang giai đoạn vừa, các triệu chứng bắt đầu rõ rệt hơn rõ rệt hơn, cơn đau tăng và dễ nhận biết hơn:
- Buồn nôn, nôn, đầy hơi, chướng bụng: Các mao mạch trong dạ dày phình to làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở. Khi đó, thức ăn không được phân giải cùng với lượng acid ứ đọng lại trong dạ dày gây triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn thậm chí trào ngược lên miệng người bệnh.
- Ợ hơi, ợ chua: Ợ hơi, ợ chua xảy ra liên tục hoặc từng cơn khiến cho vùng ngực và cổ họng bị đau rát, cơ thể luôn mệt mỏi.
- Đau rát thượng vị: Cơn đau thượng vị có thể từng cơn, đau gợn nhẹ hoặc âm ỉ kéo dài. Cơn đau tăng dần khi về đêm, đau sau khi ăn no hoặc khi thay đổi thời tiết, cơn đau có thể lan lên ngực, vai và lan ra sau lưng.
- Da xanh tái, thiếu sức sống: Cơ thể người bệnh không thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng, thức ăn không được chuyển hóa một cách bình thường khiến cơ thể thiếu chất, da dẻ xanh xao, người bệnh sụt cân nhanh chóng.
- Xuất hiện vết hồng ban trên niêm mạc hang vị dạ dày: Khi nội soi, quan sát thấy niêm mạc hang vị, thân vị xuất hiện các vết ban hồng.
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nặng
Khi các ổ viêm có xu hướng ăn sâu vào niêm mạc, mạch máu có thể gây xuất huyết nặng. Một số trường hợp, ổ viêm có thể lan rộng ra phần thân vị, môn vị, cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nặng:
- Đau quặn thượng vị: Mức độ đau thượng vị ở giai đoạn nặng rất dữ dội, đau quặn từng cơn rất khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn.
- Nóng rát thượng vị: Người bệnh có cảm giác nóng rát và cồn cào vùng thượng vị.
- Nôn, buồn nôn: Ở giai đoạn viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nặng, người bệnh nôn nhiều hơn nhất là sau khi ăn, có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục.
- Đi ngoài ra máu: Đau bụng đi ngoài ra phân đen như bã cà phê hoặc màu mận chín, phân có mùi khó chịu.
- Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, toát mồ hôi, da xanh tái, tụt huyết áp, có thể ngất xỉu hoặc sốc.
Đánh giá mức độ nguy hiểm
Viêm xung huyết hang vị dạ dày được phân thành các giai đoạn khác nhau nên mức độ nguy hiểm cũng khác nhau, cụ thể như sau:
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, các triệu chứng bệnh sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ thường không rõ ràng nên khó phát hiện sớm. Nhiều trường hợp viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ không được can thiệp sẽ chuyển nặng. Tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể gây ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh.
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa, chức năng dạ dày suy giảm, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, sụt cân khiến người bệnh mệt mỏi, choáng váng, hạn chế ăn uống, vận động gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh ở mức độ vừa vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị sớm và đúng cách. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng.
Nếu viêm xung huyết hang vị dạ dày ở giai đoạn vừa không phát hiện và điều trị sớm, các vết loét ngày càng nhiều hơn, bệnh diễn biến xấu và có nguy cơ để lại biến chứng sau này thậm chí là ung thư dạ dày, thủng dạ dày…
Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nặng
Viêm xung huyết hang vị dạ dày ở giai đoạn nặng có cơ hội chữa khỏi rất thấp so với giai đoạn nhẹ và vừa. Các vết xung huyết lan khắp niêm mạc dạ dày, nếu không có biện pháp can thiệp rất dễ gây biến chứng thủng dạ dày, đe dọa tính mạng người bệnh.
Viêm xung huyết hang vị mức độ nặng được đánh giá rất nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, việc điều trị chủ yếu giúp làm giảm triệu chứng, các vết loét và vùng xung huyết khó chữa lành bởi đã các tổn thương đã lan rộng.
Chẩn đoán viêm xung huyết hang vị dạ dày
Để tìm ra nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày và có biện pháp điều trị cụ thể, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán. Bên cạnh kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm, thủ thuật cận lâm sàng như:
- Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp tối ưu nhất giúp chẩn đoán các bệnh lý về tiêu hóa. Để thực hiện nội soi, bác sĩ sử dụng một ống mềm, đầu ống có gắn camera giúp quan sát các tổn thương bên trong dạ dày, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Chụp X – quang: Để chẩn đoán viêm xung huyết hang vị dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định chụp X – quang để thấy được các vị trí viêm loét. Tuy nhiên, với tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày nặng có ổ loét thủng, thuốc cản quang có thể gây viêm phúc mạc ổ bụng.
- Các xét nghiệm tìm H.pylori: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để xác định người bệnh có vi khuẩn Hp hay không.
- Xét nghiệm khác: Tuỳ vào tình trạng và triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm các loại xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân…
Khắc phục và điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Để có biện pháp khắc phục tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nguyên tắc điều trị cần dựa vào một số yếu tố sau:
- Thăm khám, làm xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng bệnh.
- Sử dụng thuốc chống viêm, giảm tăng tiết acid dạ dày theo chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
- Sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
- Tái khám theo lịch hẹn.
Sử dụng thuốc điều trị
Để đẩy lùi triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày, bác sĩ sử dụng thuốc tây để điều trị, một số thuốc thường được sử dụng như:
Thuốc trung hòa acid dịch vị:
- Pepsane,
- Gastropulgite,
- Phosphalugel,…
Nhóm thuốc này giúp chống viêm, cầm máu tại chỗ và giảm tăng sinh dịch nhầy, giảm đau thượng vị, buồn nôn.
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2:
- Cimetidine.
- Famotidine.
- Ranitidine.
Nhóm thuốc này giúp giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày, giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm loét tại hang vị dạ dày thêm trầm trọng.
Thuốc kháng sinh:
- Levofloxacin,
- Amoxicillin
- Clarithromycin,…
Nhóm thuốc kháng sinh thường được dùng kết hợp với nhóm thuốc trung hòa acid, kháng thụ thể Histamin H2. Thuốc thường được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm xung huyết hang vị dạ dày do nhiễm khuẩn Hp.
Thuốc bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày:
- Bismuth subcitrat.
- Sucralfat.
Những loại thuốc này khi đi vào dạ dày sẽ thành chất kết dính bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày bị viêm loét như một lớp rào chắn bảo vệ dạ dày trước những tác hại của acid trong dịch vị dạ dày.
Thay đổi lối sống
- Song song với các phương pháp điều trị trên, người bệnh nên có chế độ sinh hoạt khoa khọc giúp hỗ trợ điều trị bệnh theo một số gợi ý dưới đây:
- Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya, stress, căng thẳng kéo dài.
- Khi ăn no cần tránh hoạt động mạnh, nên đi lại hoặc ngồi nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Tránh ăn đêm, ăn sát giờ đi ngủ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc, tăng giảm liều lượng và thời gian sử dụng.
- Có thói quen thể dục thể thao phù hợp giúp tăng cường sức khỏe và giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Để giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của viêm xung huyết hang vị dạ dày, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Sau đây là một số lưu ý dành cho người bệnh:
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.
- Ăn các loại thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi cơ thể như: thịt gà, thịt nạc, cá ngừ, cá hồi…
- Ăn các món mềm, nhừ, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh…
- Nên ăn chậm, nhai kĩ, không ăn quá no hay để bụng quá đói, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, lưu ý bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm tái sống, các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
- Tránh các loại nước ngọt đóng chai, thực phẩm lên men, có tính acid cao.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về viêm xung huyết hang vị dạ dày và các phương pháp điều trị hiệu quả. Khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ, người bệnh hãy thăm khám sớm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, tránh diễn biến xấu có thể xảy ra.