Cẩm Nang

Làm sao để cải thiện đau dạ dày sau sinh mổ?

Đau dạ dày sau sinh mổ là một tình trạng không hiếm gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như sức khỏe của mẹ sau sinh. Vậy để cải thiện tình trạng này cần phải làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Nguyên nhân đau dạ dày sau sinh mổ

Đau dạ dày sau sinh mổ do đâu? Cách nhận biết và khắc phục!

Sinh mổ là một phương pháp hiện đại, chủ động và phòng ngừa được nhiều biến chứng trong thai sản. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật lớn nên sau cuộc mổ người mẹ thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy đau dạ dày sau sinh mổ do đâu?

  • Do hệ thống đường ruột bị kích thích: Đường ruột phải chịu một áp lực lớn trong quá trình mang thai, cộng với vết mổ sau phẫu thuật khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ. Lúc này, thức ăn không được xử lý tốt sẽ bị tồn đọng tại dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
  • Do nồng độ Hormone suy giảm: Trong quá trình mang thai, nồng độ của nhiều loại Hormone thay đổi rõ rệt, và chưa thể trở lại mức độ cân bằng khi đã chuyển dạ. Điều này khiến cho thụ thể tiết dịch vị tại niêm mạc dạ dày hoạt động quá mức, gây đau vùng thượng vị.
  • Do căng thẳng, trầm cảm sau sinh: sự thay đổi về tâm sinh lý sau sinh khiến cho người mẹ rất dễ bị trầm cảm nếu không được chia sẻ, động viên. Khi lo lắng quá mức, một số Hormone do cơ thể tiết ra sẽ đến dạ dày cản trở hoạt động của hệ vi sinh và giảm khả năng tạo kháng thể. Sự mất cân bằng này dẫn đến nhiều tổn thương tại dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
  • Do chế độ sinh hoạt kém khoa học: Sau khi sinh, giờ giấc sinh hoạt của mẹ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của bé. Chính vì thế, mẹ sẽ thường bị đảo lộn nhịp sinh học thường ngày, ăn uống thất thường, không đúng bữa,… ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày.
  • Bổ sung thuốc sai cách: Quá trình sinh mổ cần được phục hồi cho mẹ bằng cách bổ sung sắt tạo máu. Bên cạnh đó, canxi cũng được thêm vào bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi cho bé trong 6 tháng đầu. Vậy nên, nhiều người quá lạm dụng các viên uống, kết hợp sắt và canxi sai cách khiến cho acid dịch vị tăng tiết nhiều hơn gây đau dạ dày.

Dấu hiệu đau dạ dày sau sinh mổ

Đau dạ dày sau sinh mổ có nguy hiểm không? Cách điều trị tối ưu cho mẹ

Khi bị đau dạ dày sau sinh mổ, người mẹ thường gặp phải các triệu chứng như sau:

Đau bụng vùng thượng vị

Cơn đau vùng thượng vị có thể giới hạn ở dưới xương ức cho đến trên rốn, lan sang vùng bụng hai bên. Người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ suốt cả ngày hoặc có những cơn đau dữ dội, tăng dần nhất là về đêm hoặc khi đói.

Ợ hơi, ợ chua

Sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid dịch vị) và yếu tổ bảo vệ (chất nhầy niêm mạc) khiến cho dạ dày chịu nhiều áp lực, thức ăn tiêu hóa kém đi. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài khiến cho vi khuẩn lên men gây chướng bụng, gây ra triệu chứng ợ hơi, ợ chua.

Bên cạnh đó, dấu hiệu ợ hơi, ợ chua nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa trên.

Rối loạn tiêu hóa

Đau dạ dày sau sinh mổ thường xuyên đi kèm với rối loạn tiêu hóa, biểu hiện như:

  • Buồn nôn: do dạ dày bị căng đầy, cần giải phóng thức ăn thừa trước khi tiêu hóa lượng thức ăn mới nạp vào.
  • Đầy hơi: do khí, dịch vị và thức ăn tích tụ lâu ngày tại dạ dày khiến cho bụng bệnh nhân căng lên vô cùng khó chịu. Thông thường, bụng sẽ to dần lên trong ngày, đi kèm với những biểu hiện khác của đau dạ dày như âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng,…
  • Chán ăn: cơn đau thượng vị có thể xuất hiện liên quan mật thiết đến bữa ăn nên người mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa cho bé, khiến cho mẹ bị suy nhược, bé kém phát triển.
Khi gặp những dấu hiệu của đau dạ dày sau sinh mổ, người mẹ nên đến cơ sở uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Đau dạ dày sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Đau Dạ Dày Sau Sinh: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Sau khi sinh mổ, cơ thể người mẹ trở nên rất yếu và vết mổ dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cũng trở nên kém hiệu quả vì phải tập trung tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập trong quá trình phẫu thuật. Để đảm bảo nguồn sữa chất lượng nhất cho bé, người mẹ cũng hạn chế sử dụng thuốc khi bị đau dạ dày. Chính vì thế, đau dạ dày sau sinh mổ rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết dạ dày: Tổn thương niêm mạc dạ dày trong thời gian dài sẽ dẫn đến mạch máu bị vỡ gây xuất huyết đột ngột. Người bệnh có thể thấy đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, chân tay lạnh,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
  • Thủng dạ dày: Khi tổn thương ngày càng ăn sâu vào lớp cơ thì biến chứng thủng dạ dày rất dễ xảy ra. Bệnh nhân thường đột ngột cảm thấy đau dữ dội, ớn lạnh, buồn nôn,… Nếu không được cấp cứu kịp thời, dịch vị, vi khuẩn và thức ăn tại dạ dày sẽ gây viêm nhiễm phúc mạc cũng như toàn bộ ổ bụng.
  • Viêm dạ dày mãn tính: Nhiều người quá chủ quan chịu đựng cơn đau dạ dày mà không biết rằng tình trạng này có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày mãn tính. Đây là căn bệnh rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, cần tầm soát định kỳ để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần điều trị sớm đau dạ dày sau phẫu thuật bởi giai đoạn này sức khỏe của mẹ chưa ổn định, rất dễ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Cần có sự hướng dẫn và tư vấn của chuyên gia để có giải pháp điều trị hợp lý, an toàn.

Khắc phục đau dạ dày sau sinh mổ như thế nào?

Đau dạ dày sau sinh mổ do đâu? Cách nhận biết và khắc phục!

Nguyên tắc để giải quyết hiện tượng đau dạ dày sau sinh mổ đó là duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, đồng thời tránh mất sữa của mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, người bệnh cần ưu tiên những phương pháp đơn giản, không sử dụng thuốc như:

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Một chế độ ăn hợp lý không chỉ giảm thiểu tình trạng đau dạ dày mà còn tăng cường chất lượng sữa mẹ, nâng cao sức khỏe của bé. Để duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ cần ‘bỏ túi’ những lưu ý sau đây:

  • Bổ sung thực phẩm giàu Protein và calo để cung cấp đủ dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Mẹ cần cân bằng đạm động vật và thực vật phù hợp, có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, đậu đỗ,…
  • Tăng cường Vitamin và khoáng chất bằng cách thêm rau xanh, hoa quả vào mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả từ đó phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn một cách tối ưu. Không bỏ bữa, ăn vừa đủ no và tập trung nhai kỹ cũng là thói quen đơn giản nhằm giảm đau dạ dày.
  • Tuyệt đối không sử dụng những chất kích thích như đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá,… bởi chúng có thể làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng bằng cách tiết ra dịch vị ồ ạt, mất kiểm soát.
  • Hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ muối chua,… Thay vào đó, hãy lựa chọn chế biến thức ăn đơn giản như hấp, luộc, hầm,… để giảm áp lực lên dạ dày.

Vận động nhẹ nhàng

Trung tâm Y tế đại học bang Ohio (Mỹ) khuyến cáo nên vận động nhẹ nhàng 4 – 10 ngày sau sinh mổ tùy thuộc vào tốc độ phục hồi của từng người. Đối với những mẹ bị đau dạ dày, nên ưu tiên lựa chọn các bài tập đơn giản, không gây áp lực lên dạ dày cũng như không tác động trực tiếp đến vết mổ.

Những bộ môn mà mẹ có thể lựa chọn để tập luyện bao gồm thiền, đi bộ, yoga,… thực hiện đều đặn 30 phút/ lần, khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần. Phương pháp này vừa nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, vừa thư giãn đầu óc để tránh căng thẳng cho mẹ sau khi vượt cạn.

Sử dụng thảo dược

Các loại thảo dược từ thiên nhiên được đánh giá cao trong việc hỗ trợ giảm đau dạ dày. Đặc biệt, những hoạt chất lành tính này còn không gây ra tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ nên rất được người bệnh tin dùng. Một số dược liệu quen thuộc có thể dùng bao gồm:

  • Lá bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất Menthol cùng một số chất chống oxy hóa với công dụng đào thải độc tố, tăng cường hệ tiêu hóa. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm co thắt dạ dày từ đó hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt. Để thực hiện bài thuốc, hãy chọn lá bạc hà tươi, rửa sạch và để ráo. Sau đó, hãy xay lá cùng khoảng 200ml nước ấm và dùng ngay khi có triệu chứng khó chịu.
  • Lá dạ cẩm: Trong Đông Y, lá dạ cẩm có vị ngọt, đắng nhẹ, tính bình giúp thanh nhiệt, rất tốt trong việc giảm đau, chống viêm. Bên cạnh đó, lá dạ cẩm còn giúp điều hòa lượng acid dịch vị, tăng cường làm lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Bài thuốc từ lá dạ cẩm dành cho người đau dạ dày sau sinh mổ như sau: Sử dụng 25g lá dạ cẩm phơi khô rửa sạch, đun sôi cùng 1 lít nước trong vòng 10 phút. Hãy lọc lấy nước và chia làm 3 phần, uống trước ăn 20 phút hoặc khi thấy đau dạ dày.
  • Tinh bột nghệ: Hoạt chất Curcumin có trong tinh bột nghệ giúp giảm tiết dịch vị, kích thích sản sinh chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, tinh bột nghệ cũng giúp túi mật co bóp tốt hơn, kích thích bệnh nhân ăn uống ngon miệng. Khi bị đau dạ dày, hãy pha 2 thìa tinh bột nghệ cùng 100ml nước ấm, cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất và khuấy đều để uống.
Những loại thảo dược từ thiên nhiên tương đối lành tính, tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không nên lạm dụng và hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

Trên đây là những giải pháp đơn giản và an toàn cho các bà mẹ đang gặp vấn đề đau dạ dày sau sinh mổ. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, góp phần cải thiện sức khỏe của mẹ và nâng cao thể chất của bé trong năm đầu đời!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *