Đau dạ dày kèm tiêu chảy phải làm sao?
Đau dạ dày kèm tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến. Bệnh nếu không được điều trị cải thiện sẽ khiến sức khỏe tổng thể và các hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chứng tiêu chảy, đi ngoài lỏng kéo dài. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể mắc phải dấu hiệu đau dạ dày kèm tiêu chảy đi ngoài cần có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Đau dạ dày đi ngoài là gì?
Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, đây là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm nhiễm khiến cho người bệnh xuất hiện triệu chứng đau bụng ở vùng thượng vị kèm buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón.
Khi đau dạ dày đi kèm với tiêu chảy là lúc dạ dày đã bị tổn thương, chức năng dạ dày bị ảnh hưởng và có phần suy giảm. Chính vì vậy, việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên khó khăn hơn, thức ăn trong dạ dày không thể tiêu hóa hết được nên gây ra hiện tượng thức ăn dư thừa đẩy xuống tá tràng, đại tràng vì thức ăn chỉ ở trong dạ dày khoảng 3-4 tiếng sẽ được chuyển xuống dưới để tiêu hóa, đào thải ra ngoài.
Lúc này trực tràng, tá tràng cũng bị tạo sức ép, không thể hấp thu được hết các khoáng chất, nước từ lượng thức ăn tồn đọng lại, chất cặn đó cũng còn chất lỏng và đào thải ra ngoài không thành khuôn, lỏng, nát được gọi là tiêu chảy.
Cách nhận biết đi ngoài do đau dạ dày
Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn đường tiêu hóa do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng. Để có thể phân biệt đau dạ dày gây tiêu chảy hay những trường hợp tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể phân biệt theo cách sau:
Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng điển hình:
- Với người đau dạ dày kèm đi ngoài mức độ nhẹ: 1-2 lần/ ngày, người đau dạ dày đi ngoài mức nặng có thể đi ngoài: 3-5 lần/ ngày
- Người bệnh thượng đau bụng và đi ngoài sau ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ
- Cơn đau thường xuất hiện vùng thượng vị ( vị trí trên rốn, dưới mũi xương ức)
- Đi ngoài phân lỏng, có mùi hôi khó chịu và không có chất nhầy
Dấu hiệu của đau dạ dày tiêu chảy có biểu hiện rất rõ nét. Người bệnh có thể dễ nhận ra, chính vì thế người bệnh có thể nhận biết và xác định được chính xác tình trạng tiêu chảy của mình để có phương án xử lý thích hợp, hiệu quả nhất.
Đi ngoài tiêu chảy nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa
- Đi ngoài tiêu chảy tần suất: Hơn 5 lần/ ngày.
- Vị trí đau ở vùng bụng dưới rốn
- Người bệnh có thể đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Đi ngoài phân lỏng kèm theo nhiều nước, có chất nhầy hoặc có máu tươi kèm theo.
- Có thể điều trị đi ngoài do rối loạn tiêu hóa khỏi hoàn toàn nếu xác định được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân của đau dạ dày kèm tiêu chảy
Do căng thẳng, lo lắng, stress quá độ
- Khi bị stress cơ thể sẽ tràn ngập hoóc môn căng thẳng gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột, axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
- Người bệnh mệt mỏi, lo lắng thường xuyên có thể áp lực đến dạ dày tạo ra cơn đau và triệu chứng tiêu chảy. Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy, người bệnh có thể phòng tránh và không nên chủ quan.
Do ăn uống
- Đau bụng, đau thượng vị âm ỉ, rối loạn tiêu hóa, đau bụng đi ngoài tiêu chảy…là những triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày. Đau dạ dày tiêu chảy là triệu chứng thường gặp nhất, nó thường xảy ra sau bữa ăn.
- Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, việc hấp thu thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Khi dạ dày thu nạp những loại thức ăn lạ, đồ ăn tính hàn lạnh gây lạnh bụng như các loại hải sản, đồ ăn cay nóng…sẽ dễ gây cho người bệnh rơi vào tình trạng tiêu chảy, có thể tiêu chảy sẽ kéo dài đến khi người bệnh đi ngoài thải ra hết thực phẩm đó mới chấm dứt tiêu chảy.
- Hiện tượng đi ngoài tiêu chảy dễ kèm theo trạng thái đau bụng kéo dài, đau dữ dội, có thể xuất hiện máu trong phân=> đây là biểu hiện của biến chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh cần chú ý đề phòng bởi nó gây nguy hiểm tới tính mạng.
Do mắc bệnh lý
Do hội chứng ruột kích thích
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm gây kích thích dạ dày hay tâm lý stress, căng thẳng mệt mỏi thì tình trạng đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy còn có thể là do người bệnh đang mắc phải hội chứng ruột kích thích. Biểu hiện là người bệnh đi ngoài tiêu chảy xen lẫn táo bón. Mỗi ngày đi ngoài có thể 5-6 lần, dấu hiệu phân có bọt, lỏng như nước.
Bệnh viêm ruột từng vùng
Bệnh viêm ruột từng vùng gây ra tình trạng dạ dày xuất hiện những cơn đau kèm tiêu chảy, có thể đau cường độ mạnh và kèm theo sốt. Đây là biểu hiện nguy hiểm người đau dạ dày đặc biệt cần lưu ý để có phương pháp điều trị kịp thời.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số trường hợp đau dạ dày tiêu chảy còn có thể do các bệnh lý:
- Viêm ruột thừa
- Bệnh đại tràng
- Cơ thể không dung nạp lactose
Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng bệnh của mỗi người khác nhau: Cơn đau xuất hiện khác, triệu chứng tiêu chảy hay những dấu hiệu nhận biết đi kèm khác sẽ có sự khác biệt.
Đau dạ dày kèm tiêu chảy có nguy hiểm không?
Khi có những triệu chứng đau dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm như trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám và có phương án điều trị kịp thời. Bởi dấu hiệu đau dạ dày kèm tiêu chảy gây ra những cảm giác khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ngoài ra tình trạng này kéo dài còn gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:
Sụt cân, cơ thể mệt mỏi: Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến người mệt mất sức, mất nước và sợ ăn uống. Người bệnh sợ tiêu chảy nên hạn chế dung nạp các chất dinh dưỡng, bổ dưỡng vào cơ thể càng khiến người bệnh ngày càng thiếu chất dinh dưỡng. Không chỉ thế, triệu chứng đau bụng, đau dạ dày cũng khiến người bệnh suy kiệt sức lực.
Ảnh hưởng đến cuộc sống: Hiện tượng đi ngoài, tiêu chảy kéo dài khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và khả năng làm việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những người bị đau dạ dày kèm theo tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần có thể làm mất tập trung, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hiệu suất làm việc giảm.
Nguy cơ bị bệnh trĩ tăng cao: Thông thường mọi người nghĩ, chỉ bị táo bón thì mới tăng nguy cơ bị trĩ, tuy nhiên, khi bị tiêu chảy có thể tạo áp lực vùng hậu môn – trực tràng, khi đó nguy cơ bị trĩ cũng rất cao.
Tăng nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa: Chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng cũng khiến đường ruột bị tổn thương, khi đó các vết viêm loét ngày càng nghiêm trọng và ăn sâu hơn. Chính vì vậy dễ đẫn đến tình trạng chảy máu tiêu hóa, đây cũng là biến chứng nguy hiểm và người bệnh cần phải kịp thời xử lý để không ảnh hưởng đến tính mạng.
Khi nào đau dạ dày kèm tiêu chảy cần gặp bác sĩ?
Một số trường hợp đau dạ dày tiêu chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày. Chính vì thế khi người bệnh thấy xuất hiện một số triệu chứng dưới đây nên đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời:
- Người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức sống, yếu đột ngột
- Có triệu chứng nôn ra máu hoặc dịch nôn có màu cà phê
- Người bệnh sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân
- Liên tục buồn nôn và nôn mửa
- Có triệu chứng đi ngoài tiêu chảy trên 3 lần/ ngày
- Phân có màu đen hoặc có lẫn máu
Cách xử lý đau dạ dày kèm tiêu chảy
Như đã chia sẻ ở trên về mức độ nguy hiểm của tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nên trang bị kiến thức về phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị đau dạ dày kèm tiêu chảy hiệu quả và thông dụng nhất.
Sử dụng thuốc Tây trị tiêu chảy do đau dạ dày
Loperamid:
- Sử dụng 2-4mg: Trường hợp tiêu chảy nhẹ, ngày đi ngoài 2-3 lần
- Sử dụng: 6-8mg: Trường hợp tiêu chảy nặng, ngày đi ngoài 5-6 lần
=> Chú ý: Một ngày không nên dùng quá 16mg
Dioctahedral smectite:
- Với trẻ em, tùy từng trường hợp, độ tuổi mà bác sĩ chỉ định liều dùng, thông thường là: 1-2 gói/ ngày
- Với người lớn, tùy từng tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ chỉ định liều dùng, thông thường dùng: 2-3 gói/ ngày
Men tiêu hóa – Enterogermina: Men tiêu hóa Enterogermina dạng ống là loại men phổ biến thường được kê để điều trị chứng tiêu chảy
- Với trẻ nhỏ nên uống: 1-2 ống/ ngày.
- Người lớn có thể dùng từ 2-3 ống/ ngày.
Oresol:
- Với trẻ nhỏ: 50ml/lần – 150ml/lần, ngày uống 2 lần
- Với người lớn: 75ml/kg trong vòng 4 giờ.
Lưu ý:
- Những loại thuốc này thường mang đến hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên khi dùng những loại thuốc này người bệnh không nên tự ý mua dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Với trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai hay cho con bú bắt buộc phải tuân theo chỉ định bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Mẹo xử lý đau dạ dày đi ngoài tạm thời
Theo kinh nghiệm dân gian có một số cách giúp người bệnh ngăn chặn tiêu chảy, xoa dịu cơn đau và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu ngay tức khắc. Cụ thể như dùng búp ổi non hay chuối xanh để điều trị chứng tiêu chảy an toàn, lành tính. Các bạn có thể thực hiện bài mẹo theo cách dưới đây:
1.Sử dụng chuối:
Theo nghiên cứu, trong chuối có chứa chất xơ pectin- đây là hoạt chất có khả năng hòa tan và nó có thể hấp thụ các chất lỏng, axit dư thừa trong dạ dày khi người bệnh bị đi ngoài. Ngoài ra chuối còn chứa chất lợi khuẩn giúp khôi phục và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Mỗi ngày ăn 2-3 quả chuối chín khi bụng no là bài thuốc hữu hiệu trong việc điều trị chứng bệnh đau dạ dày đi ngoài lỏng mà bất cứ ai dù người lớn hay trẻ nhỏ cũng có thể áp dụng.
2.Sử dụng chuối xanh:
- Chuối xanh: 1 quả đem gọt hết vỏ xanh bên ngoài,
- Thái thành miếng mỏng và ngâm với nước muối khoảng 10 phút cho bớt chát
- Vớt ra để ráo nước ăn sống hoặc ăn kèm với thịt luộc
3.Sử dụng búp ổi:
Sử dụng búp ổi chữa đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy là cách được rất nhiều người áp dụng.
- Búp ổi non: 100g
- Đem rửa sạch và cho vào nồi đun cùng 700ml nước
- Đun cho sủi và để âm ỉ khoảng 10 phút
- Chắt lấy nước uống hằng ngày
Những mẹo trên là phương pháp được khá nhiều người áp dụng và được đánh giá cao bởi an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là những liệu pháp tự nhiên, thích hợp với những người bị đau dạ dày kèm tiêu chảy mức độ nhẹ. Khi áp dụng, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, ngoài ra hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Chính vì thế, đây là những giải pháp chưa thực sự phù hợp với nhu cầu điều trị của người bị tiêu chảy, là phải nhanh chóng ngăn chặn triệu chứng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa bằng thuốc Tây, hay mẹo dân gian, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Từ đó giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng đau dạ dày kèm tiêu chảy:
Thói quen sinh hoạt:
- Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya
- Tránh làm việc quá sức, nhất là khi đau bụng và đi ngoài nên nghỉ ngơi
- Tránh lo âu và căng thẳng thần kinh
- Tăng cường hoạt động thể thao thường xuyên, duy trì tập luyện thể dục từ 15 – 30 phút/ngày giúp người bị đau dạ dày nâng cao sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống:
- Nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Sữa chua, trái cây tươi, sạch, trứng, ngũ cốc, cá… để giảm áp lực lên đường ruột và dạ dày
- Nên ăn chín uống sôi
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp điều hòa nhu động ruột và trung hòa dịch vị dạ dày
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ
- Loại bỏ các thói quen xấu: Ăn đêm, bỏ bữa, ăn uống bừa bãi
- Có thể chia thành từng bữa nhỏ, ăn nhiều bữa trong ngày
- Nên ăn tối trước 20 giờ để ổn định chức năng và hoạt động của đường ruột
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, thức uống không lành mạnh: Thức ăn cay nóng, thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều đường, thức ăn nhanh, cà phê, trà đặc, các loại rượu bia…